Hoạt Động Công Ty, Thông Tin Thị Trường

BẬT MÍ BÍ MẬT BÁNH TRUNG THU

Photo 2020 09 12 14 36 57

Từ bao đời nay, dẫu có trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, của xã hội, cho dù điều kiện sống có những lúc vô cùng khó khăn, thì những mâm cỗ Trung thu không thể nào vắng bóng cặp bánh nướng, bánh dẻo. Bánh Trung thu từ lâu được đại diện cho tình thân và sự sum họp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về nguồn gốc và lịch sử của bánh Trung thu.

 

NGUỒN GỐC BÁNH TRUNG THU

Bánh Trung Thu bắt nguồn từ Trung Quốc và sau đó được truyền bá rộng rãi đến Việt Nam. Theo truyền thuyết, vào cuối thời Nguyên, trong một cuộc khởi nghĩa nông dân do  Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn lãnh đạo, người dân đã tìm cách truyền thông tin và mệnh lệnh một cách bí mật qua những tờ giấy giấu trong chiếc bánh hình tròn.

Photo 2020 09 12 14 28 03

Một phương pháp khác để ẩn thông điệp là in nó lên các bề mặt của chiếc bánh (có gói bốn chiếc), như một câu đố đơn giản hoặc là một câu thần chú. Để đọc thông điệp, mỗi trong bốn chiếc bánh trung thu được cắt thành bốn phần. 16 mảnh kết quả được ghép lại với nhau để tiết lộ thông điệp. Những miếng bánh trung thu sau đó được ăn để phá hủy thông điệp.

Nhờ đó, thời gian khởi nghĩa bắt đầu vào lúc trăng sáng nhất, tức là vào rằm tháng 8, nhanh chóng lan rộng khắp nơi. Về sau, người Trung Quốc lấy việc làm bánh Trung thu vào ngày rằm tháng 8 để kỷ niệm việc này.

Ý NGHĨA BÁNH TRUNG THU

Nếu ở Trung Quốc, Tết Trung thu là ngày lễ ăn mừng, tưởng nhớ chiến thắng của cuộc đấu ranh chống các giai cấp thống trị thì ở Việt Nam, rằm tháng 8 là ngày nông dân mở tiệc ăn mừng một vụ mùa tốt của một năm.

Cũng chính vì vậy, bánh trung thu nước ta thường được làm với hình tròn và hình vuông – tượng trưng cho trời và đất – hai yếu tố góp phần làm nên một vụ mùa thuận lợi và tốt đẹp.

Photo 2020 09 12 14 28 06

Một cặp bánh nướng, bánh dẻo tượng trưng cho hai mặt âm và dương. Hình dáng và nhân bánh cũng mang những ý nghĩa khác nhau.

  • Ý nghĩa về nhân bánh:
    • Nhân bánh dẻo thường có vị ngọt và thường sử dụng hột sen hay đậu xanh tán nhuyễn, đại diện cho sự ngọt ngào, tinh khiết.
    • Bánh nướng truyền thống thường có vị mặn và nó đại diện cho những khó khăn, vấp ngã trong cuộc sống của mỗi người.
    • Những quả trứng muối  tượng trưng cho trăng rằm. Vị mặn của trứng muối dường như “trung hòa” cho vị ngọt của các nguyên liệu khác.
  • Ý nghĩa về hình dáng:
    • Dáng vẻ tròn vành vạnh của chiếc bánh thể hiện cho hình dáng của vầng trăng trong ngày Trung Thu, là sự tròn đầy, tinh khiết – biểu tượng cho sự đoàn viên, viên mãn cũng như mang ý nghĩa cầu mong mùa màng mưa thuận gió hòa, bội thu nông sản.
    • Bánh hình vuông thể hiện hình dáng trời đất, là sự tự do và là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống.

CÁCH THỨC LÀM BÁNH TRUNG THU

Nguyên liệu làm bánh Trung Thu vừa đơn giản vừa phức tạp. Nhiều nước ở châu Á có chung Tết Trung thu do cùng sử dụng lịch nông vụ theo lịch mặt trăng, và Việt Nam cũng ở trong số đó. Tuy nhiên, về truyền thống, bánh nướng và bánh dẻo của Việt Nam có những đặc trưng riêng. Nếu như bánh truyền thống của Trung Hoa sử dụng bột nếp với nhân đậu đỏ nhuyễn và trứng muối hoặc thịt xá xíu, thì nhân bánh truyền thống của Việt Nam là thập cẩm: mỡ đường, hạt dưa, lá chanh, lạp xưởng hoặc gà khô, mứt bí, mứt sen, vừng rang… trộn với rượu Mai Quế Lộ và mạch nha.

Photo 2020 09 12 14 36 57

Đặc biệt, người Trung Quốc tin rằng khoai môn có thể giúp chống lại xui xẻo và linh hồn ma quỷ. Trong tiếng địa phương của Giang Tô và Chiết Giang, khoai môn có cách phát âm tương tự từ phúc đáo. Do đó, khoai môn được cúng nguyên củ trong dịp này hoặc trở thành một nguyên liệu không thể thiếu trong bánh trung thu truyền thống của người Trung Quốc. Bên cạnh đó, người dân Triều Sơn (Quảng Đông) thường bóc vỏ khoai môn trong ngày Trung thu với ý nghĩa tượng trưng để xua đuổi tà ma.

MUÔN KIỂU BÁNH TRUNG THU Ở TRUNG QUỐC

Ngày nay, do lãnh thổ rộng lớn trải dài từ Tây sang Đông và phục vụ những nhu cầu khác nhau của người dân, bánh Trung thu có nhiều hình dạng hơn, bao gồm cả hình vuông, các con giống, và được làm bằng nhiều nguyên liệu mới lạ, thậm chí chia thành nhiều kiểu loại đặc trưng Quảng Đông, Tô Châu hay Bắc Kinh.

Photo 2020 09 12 14 36 52

Người Trung Quốc vốn ưa thích đưa ra bảng xếp hạng theo nhóm bốn cho tất cả mọi sự vật hiện tượng, như “tứ đại danh tác” (bốn tác phẩm văn học nổi tiếng nhất), “tứ đại thư viện” (bốn thư viện nổi tiếng nhất), hay “tứ đại phát minh” (bốn phát minh nổi tiếng nhất) và bánh Trung Thu cũng không phải là ngoại lệ. “Tứ đại” của bánh Trung Thu bao gồm bốn loại: kiểu Quảng, kiểu Kinh, kiểu Tô và kiểu Triều. Cũng có người cho rằng bánh kiểu Triều là một loại của kiểu Quảng, thế nên cho rằng “tứ đại” ấy nên là: kiểu Quảng, kiểu Tô, kiểu Kinh và kiểu Điền.

Photo 2020 09 12 14 36 13

Tô Châu, nói đến bánh nướng Trung thu, người ta lại nhớ tới loại bánh nướng nhân thịt lợn. Lớp vỏ bánh màu trắng, bên trong nhiều lớp mỏng tang, chỉ cần chạm nhẹ vào lớp vỏ là rơi ra. Người xưa ví chúng giống như bụi tuyết và nhẹ như lông ngỗng. Đây là kỹ thuật nặn vỏ bánh truyền thống theo kiểu Bắc Kinh, đòi hỏi kỹ năng cao, bắt nguồn từ cung đình thời xưa. Xưa kia, bánh nướng nhân thịt được làm trong dịp Tết Trung thu, bày biện trên bàn thờ gia tiên. Nhưng ngày nay, thứ bánh xinh xắn, dễ ăn này đã trở thành một món ăn đường phố dân dã, có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trên đường phố Tô Châu.

Người Triều Châu có món bánh hoa sen ngàn lớp được ăn vào dịp Trung thu. Bánh thuộc dòng bánh trung thu chiên ngàn lớp, không dùng phương pháp nướng và nguyên liệu gồm bột mì, đường, sữa, mỡ trừu và đậu đỏ hay hạt sen nhuyễn.

Bimatdangsaulongtotcuacochutrochongngoaitinh1585755471width800height496 2

Bánh kiểu Quảng vỏ mỏng, mềm xốp, hương thơm ngọt, nhân đầy đặn, bề mặt vàng nâu sáng bóng, họa tiết khắc nổi tinh tế, hoa văn rõ ràng, không dễ vụn nát, chú trọng bao gói, dễ dàng mang đi mang lại, là món quà tặng tuyệt vời trong Tết Trung Thu. “Quảng” là Quảng Đông, bánh Trung Thu kiểu Quảng chỉ loại bánh phổ biến ở miền nam Trung Quốc, đặc biệt là các vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Giang Tây… Hương vị của bánh kiểu Quảng khá ngọt, nhiều dầu mỡ, đối với một số người có lẽ sẽ hơi ngấy. Nhân truyền thống của bánh là hạt sen ngào đường nghiền nhuyễn, hương vị ngọt thanh, ngoài ra còn có thể dùng các loại đặc sản truyền thống khác của địa phương như dừa nạo, hạt trám, lạp xưởng kiểu Quảng, trứng muối, các loại mứt quả, rau trái khác nhau…

377adab44aed2e73590d8b928101a18b86d6faac

Bánh kiểu Kinh là loại bánh đặc sản ở miền bắc Trung Quốc, đặc biệt ở Bắc Kinh, Thiên Tân và các vùng lân cận đều rất phổ biến. Đặc điểm của loại bánh này là vị ngọt và tỷ lệ vỏ – nhân vừa đủ (tỷ lệ vỏ – nhân thường là 2:3), dùng nhiều dầu mè, hương vị thanh mát, chất bánh giòn xốp. Có một truyền thuyết gắn liền với bánh kiểu Kinh, kể rằng năm nọ ở Bắc Kinh xảy ra một trận dịch bệnh nghiêm trọng, Hằng Nga mới phái Thỏ Ngọc xuống cứu giúp người dân. Thỏ Ngọc xuống trần, dùng hai loại thuốc màu đỏ và màu trắng để chữa khỏi bệnh của người dân toàn thành, sau đó trở lại thiên cung. Hai loại thuốc màu đỏ và màu trắng này dần dần biến thành hai loại bánh trung thu nổi tiếng là Tự Lai Hồng (bánh màu sẫm, trên mặt có một vòng tròn màu đỏ, nhân thường là đường trắng, đường phèn, hạt quả), và Tự Lai Bạch (bánh màu trắng sữa, nhân thường là mỡ heo, đường trắng, sơn tra, táo đỏ nghiền nhuyễn).

 Bánh kiểu Điền là đặc sản truyền thống của vùng Vân Nam, Trung Quốc và những nơi lân cận, nguyên liệu chủ yếu phân thành hai loại mặn và ngọt, nhân mặn tiêu biểu là thịt xông khói kiểu Điền, còn nhân ngọt là hoa hồng ngâm đường, xuất phát từ cuối đời Minh đầu đời Thanh, tương truyền ban đầu là món ăn cung đình, dành để dâng cho hoàng đế. Bánh mặn kiểu Điền sử dụng thịt xông khói bản địa đặc trưng, lớp vỏ ngoài cùng vàng đậm, hơi cứng, ăn giòn, nhân có thịt cắt nhỏ, trộn cùng mỡ heo, mật ong, đường trắng, hương vị thơm nồng, ngọt mặn đan xen, vô cùng độc đáo.

Photo 2020 09 12 14 27 59

Bên cạnh những hương vị bánh trung thu truyền thống, đến nay đã có muôn vàn loại bánh được sáng tạo trên nền tảng bánh cổ truyền. Bánh đậu xanh, đậu đỏ trứng muối, tinh than tre, nhân gà quay, nhân yến sào, nhân tiramisu, chocolate, trà xanh, khoai môn, cốm, sữa dừa, vừng đen, cà phê… Hạt dưa cũng có thể thay thế bằng hạt macca, hạt điều, óc chó, hạnh nhân…

———-

Sugarcuisine là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp ngành Fnb

Website : Sugarcuisine.com

Email: Hello@Sugarcuisine.com

Hotline : 0843133337

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *