Đối với một người đầu bếp chuyên nghiệp thì dao – thớt chính là “người đồng nghiệp” kề bên mỗi ngày trong hành trình khám phá và chinh phục ẩm thực. Mỗi loại dao- thớt không chỉ khác nhau về hình dạng kích thước mà còn khác nhau về mục đích cũng như cách sử dụng. Vì vậy hãy cùng SUGAR CUISINE tham khảo về cách phân loại và sử dụng dao- thớt qua bài viết dưới đây nhé !
I/ Dao và cách sử dụng các loại dao làm bếp
Dao là một dụng cụ rất quan trọng trong bếp.Không có dao làm bếp chúng ta sẽ phải xoay sở làm sao để cắt thái thực phẩm? Cũng giống như một người họa sỹ luôn cần một cây bút chì, bác sỹ không thể thiếu ống nghe thì dao là “vật bất ly thân” của người đầu bếp.
Dưới đây là 8 loại dao làm bếp được sử dụng phổ biến
Bộ dao trong bếp | Sugar Cuisine
1. Chef’s knife – dao đầu bếp
Đây được gọi là dao đa dụng vì nó được dùng vào hầu hết các công việc cắt thái gọt. Loại dao này khá đa năng khi có thể dùng cho việc cắt, băm, bằm thịt và cả chặt xương. Nên vì thế, hầu hết các đầu bếp sử dụng chúng thường xuyên trong các công việc hằng ngày
Loại dao này có phần lưỡi thường dài trong khoảng 15cm – 35cm, bề rộng lưỡi khoảng 4cm, phần đầu nhọn của dao thường cong lên, thường có độ nặng vừa phải để hỗ trợ lực khi cắt nhưng không bị quá nặng nên chúng ta có thể sử dụng lâu mà không mỏi tay.
Chef’s knife – dao đầu bếp| SUGAR CUISINE
2. Paring knife – dao gọt
Đúng như tên gọi của nó, đây là loại dao nhỏ chiều dài thường từ 6-10cm, gọn gàng, với lưỡi nhỏ, ngắn và sắc, đầu nhọn. Dao tỉa là công cụ lý tưởng để các đầu bếp cắt tỉa các chi tiết rau củ quả thật nhỏ dùng để trang trí hay được dùng để thái lát
Paring knife – dao gọt | SUGAR CUISINE
3. Serrated Utility knife – dao răng cưa thông dụng
Nhiều người thường nhầm lẫn loại dao này với dao bánh mì với đặc trưng là lưỡi dao răng cưa. Tuy nhiên, rõ ràng hai loại có thiết kế hoàn toàn khác nhau. Chiều dài dao răng cưa ngắn hơn hẳn, chỉ từ 10 – 18cm, lưỡi răng cưa sắc hơn có thể cắt được những loại quả mềm mà không làm chúng bị nát như cà chua… Dao này còn được dùng để thái những lát thịt nguội, xúc xích, bánh mì nhỏ mà không làm chúng bị rách.
Serrated Utility knife – dao răng cưa thông dụng| SUGAR CUISINE
4. Boning knife – dao lọc xương
Tên của loại dao này đã cho thấy ngay công dụng của nó rồi. Dao phi lê có thiết kế dài, mỏng với phần lưỡi dao có độ mềm dẻo, được dùng để tách những thớ thịt ra khỏi phần xương hay loại bỏ phần da cá.Chiều dài của dao này từ khoảng 13-18cm. Độ mềm dẻo của lưỡi dao cũng có thay đổi theo từng loại, ví dụ dao để lọc xương cá thì thường có lưỡi mềm và dẻo hơn. Lưỡi lọc thịt gà thì bớt mềm dẻo hơn một chút, và loại cứng hơn một chút thì được dùng để thái lát thịt bò.
Boning knife – dao lọc xương | SUGAR CUISINE
5. Bread knife – dao cắt bánh mì
Đây là loại dao dài có lưỡi răng cưa, chuyên dùng để cắt bánh mì hoặc chia bánh gato. Lưỡi răng cưa giúp cho dao có thể cắt xuyên qua phần bánh mà không làm chúng bị co rúm và rách.
Bread knife – dao cắt bánh mì | SUGAR CUISINE
6. Cleaver – dao pha
Dao chặt có phần lưỡi to bản, dày và nặng hơn rất nhiều so với loại dao làm bếp khác, thường được sử dụng để chặt những tảng thịt sườn lớn, pha thịt gia cầm hay băm nhỏ các loại thịt. Vì dao có trọng lượng khá nặng nên khi dùng, các đầu bếp cần phải cầm chắc tay và thao tác với dao thật cẩn thận.
Cleaver – dao pha | SUGAR CUISINE
7. Decorating knife – dao trang trí
Loại dao này có phần lưỡi nhiều kiểu răng cưa khác nhau, giúp tạo hình trang trí cho các loại củ quả dùng trong các món salad hay trái cây tráng miệng…
Decorating knife – dao trang trí | SUGAR CUISINE
8. Bird’s beak knife- dao gọt hình mở chim
Loại dao này có kiểu dáng tương tự như dao tỉa nhưng có phần lưỡi dao thường cong lên hoặc cong xuống – chuyên dùng để gọt đường vỏ xoắn ốc nhanh và liền mạch như với chanh… hay gọt vỏ các loại trái cây như kiwi, xoài…
Bird’s beak knife- dao gọt hình mở chim | SUGAR CUISINE
II/ Cách sử dụng và phân loại thớt theo màu
Cũng giống như dao, thớt là vật dụng rất quan trọng trong nhà bếp giúp cắt, chặt và chế biến những món ăn ngon.
Về nguyên tắc khi sử dụng thớt trong bếp phải theo đảm bảo SẠCH theo vệ sinh thực phẩm. Có nghĩa là phải dùng riêng dụng cụ chế biến, chứa đựng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín. Không nên sử dụng cùng một thớt để thái tất tần tật từ thịt cá tươi đến rau củ, hoa quả, đồ ăn chín. Sau khi sử dụng thớt để thái thịt sống, có cọ rửa vệ sinh, tráng nước sôi đi nữa thì vẫn không tẩy được hết vi khuẩn vẫn còn bám trên thớt. Nếu dùng chính cái thớt đó để thái thịt chín, rau củ hay hoa quả tươi ăn luôn thì thức ăn sẽ bị nhiễm khuẩn. Vì vậy nên dùng thớt riêng cho từng loại thực phẩm, như thịt cá dùng thớt riêng, rau củ quả dùng thớt riêng, đồ ăn chín dùng thớt riêng…
Cách sử dụng và phân loại thớt theo màu | SUGAR CUISINE
Vì vậy các đầu bếp luôn tuân thủ bảng phân loại thớt thái thực phẩm theo màu sắc khi làm việc:
Màu đỏ – Thịt sống
Màu xanh dương – Cá sống
Màu vàng – Thịt chín
Màu xanh lá – Salad và trái cây
Màu nâu – Rau củ
Màu trắng – Bánh kẹo và sản phẩm từ sữa
Nếu sử dụng đúng, các thớt có màu sau sẽ giúp đảm bảo được vệ sinh cũng như giảm được rủi ro nhiễm độc trong quá trình chế biến thực phẩm.
Trên đây là một số thông tin kiến thức về các loại dao- thớt và cách sử dụng dao và thớt. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn. Nếu có thắc mắc thêm xin vui lòng liên hệ với SUGAR CUISINE để được giải đáp. Cảm ơn bạn đã theo dõi.