Qua hàng ngàn năm du nhập văn hoá từ Trung Hoa, tết Trung thu đã trở thành ngày lễ truyền thống vào rằm tháng 8 âm lịch hằng năm. Tết Trung thu với người Việt Nam là cái tết lớn thứ 3 trong năm (sau Tết Nguyên đán và Tết Đoan ngọ). Vào ngày đấy, trẻ em đón tết có đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống… sặc sỡ thắp sáng kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ, tối tối cùng nhau đi nhởn nhơ ngoài đường, ngoài ngõ. Và khi rằm tới, có những đám múa sư tử với tiếng trống, tiếng thanh la thật náo nhiệt. Trong dịp này, để thưởng trăng có rất nhiều cuộc vui được bày ra. Người lớn có cuộc vui của người lớn, trẻ em có cuộc vui của trẻ em. Tuy vậy, nhiều người không biết đến ý nghĩa của từng phong tục trong ngày lễ Trung thu mà chỉ biết quây quần bên mâm cỗ vào ngày trăng sáng nhất năm.
Theo phong tục người Việt, tết Trung thu là tết thiếu nhi . Khi ấy, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Trên đường phố người ta thường bán rất nhiều đèn lồng, đèn ông sao, trống, mặt nạ, đầu sư tư… đều là những món đồ chơi cho trẻ em.
Phong tục làm bánh Trung thu
“Tròn” trong tiếng Hoa đồng âm với “đoàn”. Đoàn viên nghĩa là sum vầy, quần tụ.
Bánh Trung thu là một thức bánh chỉ có trong dịp tết Trung thu. Dường như nó là biểu tượng cho Tết Trung thu.
Hình tròn của bánh thể hiện hình dáng vầng trăng thu tròn và trắng ngà trong biểu tượng ý nghĩa “đoàn viên gia đình” sắt son không nhuốm màu vụ lợi.
Hình tròn trong nhân là biểu hiện của sự tròn đầy, viên mãn. Vị mặn của trứng muối chính là những khó khăn vấp ngã trong cuộc sống mà mỗi con người đều phải trải qua. Thế nhưng dù có thế nào, những người thân luôn bên ta, bao bọc chở che ta và trao cho ta vị ngọt của tình thương.
Ngày nay, bánh Trung thu đã được biến tấu với nhiều hình dạng khách nhau như hình vuông, hình con thỏ, con hổ, con gấu, v.v. Tuy nhiên, nói đến bánh Trung thu nhất định phải là hình tròn thì mới đúng chuẩn.
Bánh trung thu hiện đại phần lớn là sự cách tân kiểu dáng là nguyên liệu của nhân bánh. Nếu như truyền thống làm nhân bánh bằng trứng muối thì bây giờ nó có thể là đậu xanh, khoai môn, jambon, các hương liệu như: cà phê, sô-cô-la, các loại trái cây v.v.
Thập kỷ 1980 xuất hiện các kiểu bánh trung thu được làm lạnh (bánh dẻo lạnh). Những năm gần đây còn xuất hiện loại bánh trung thu dành cho người ăn kiêng (bánh trung thu chay).
Bánh được nhào nặn nên từ các đầu bếp trong lớp dạy làm bánh Trung thu
Lớp học làm bánh Trung thu
Ngoài ra, với người Việt gốc Hoa, khoai môn với ý nghĩa tên của nó (芋头 yutou) đồng âm với “hữu phúc bên trong”, vì vậy trong ngày này người ta cúng nguyên củ khoai môn tròn trịa , hoặc băm nhuyễn làm nguyên liệu bánh Trung thu.
Ở Triều Châu, hay người Tiều (người gốc Triều Châu sinh sống tại Việt Nam), người ta lại chuộng bánh hoa sen ngàn lớp hơn. Vỏ bánh được nhào nặn và chồng lên nhau hàng chục lần để tạo nên nhiều lớp bánh giòn rụm. Bánh thuộc dòng bánh trung thu chiên ngàn lớp, không dùng phương pháp nướng và nguyên liệu gồm bột mì, đường, sữa, mỡ trừu và đậu đỏ hay hạt sen nhuyễn.
Khác với Trung Quốc, bánh Trung thu Việt Nam gồm hai loại: bánh nướng và bánh dẻo.
Bánh dẻo lạnh nhân mứt vải
Các loại nhân dùng cho bánh nướng
Ngoài ra, Việt Nam cũng có loại bánh trung thu rau câu, còn được gọi là bánh trung thu tươi, có công dụng và hình dáng như bánh trung thu truyền thống nhưng được làm từ rau câu (thạch sương sa).
Bánh Trung thu rau câu sữa chua xoài
Nhân bánh như bánh trung thu nướng nhưng mềm hơn, đa dạng hơn và được làm chín trước khi cho vào bánh.
Nhân bánh thường là những loại nhân mềm, dễ kết hợp với độ mềm và giòn của rau câu như bánh flan (caramel), nhân đậu xanh đánh, thạch sữa. Loại bánh này thường không có chất bảo quản vì vậy nó chỉ dùng được trong thời gian ngắn
Phong tục chơi đèn lồng tết Trung thu
Một thứ không thể thiếu trong Trung thu đó chính là đèn lồng với nhiều màu sắc rực rỡ dưới ánh trăng.
Còn với người Việt, đèn lồng làm ra để cho trẻ em. Theo quan niệm xa xưa, người Việt cho rằng trẻ em ngây thơ và trong sáng, là kết nối giữa con người với thiên nhiên. Vì thế, đèn lồng gồm rất nhiều hình dạng, từ bông hoa, cá, gấu, búp bê… dành cho trẻ em vui chơi Trung thu.
Phong tục phá cỗ Tết Trung thu
Mâm cỗ trung thu là để cũng trăng và tế trời đất cùng cầu mong cuộc sống tốt lành, mùa màng bội thu và sự đoàn viên trong gia đình.
Đây cũng là thời điểm người Việt tỏ lòng hiếu khách, biết ơn đến với ông bà, cha mẹ. Mọi người biếu nhau những thức quà như trà, bánh và chúc nhau những lời chúc tốt đẹp.
Phong tục Múa Lân tết trung thu
Đêm Trung thu còn có tục múa lân. Tết trung thu, khắp đường làng, ngõ phố nhộn nhịp tiếng trống cùng những điệu múa Lân. Con Lân tượng trưng cho điềm lành vì vậy múa Lân đêm trung thu là ước mong cho những điềm lành đến với mọi nhà.
Kết
Tết Trung thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung thu trở thành Tết trẻ em, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Tết Trung thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của chăm sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu.