Câu Hỏi Thường Gặp (FAQ), Thông Tin Thị Trường

Ý NGHĨA BỘ ĐỒNG PHỤC BẾP

Cac Loai Ao

Tương tự các ngành nghề khác nhau, ngành bếp có nét đặc trưng riêng trong bộ trang phục. khi nhìn thấy trang phục người khoác lên ta có thể biết và gọi ngay những người đó là đầu bếp. Bộ đồ bếp mang trong mình ý nghĩa đáng trân trọng trong lịch sử hình thành. Đó cũng chính là lý do vì sao khi bắt đầu công việc, người đầu bếp luôn chỉnh tề từ trên xuống dưới hình thành thói quen và cố gắng hoàn thành sứ mệnh trao cho mọi người những món ăn ngon, bổ dưỡng, cùng những bắt mắt, mùi vị thơm tho của món ăn.

Một đầu bếp chuyên nghiệp sẽ mang bộ trang phục đầy đủ ra sao?

Nón(mũ) đầu bếp:

Mũ của người đầu bếp không đơn thuần chỉ dừng lại ở chức năng đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến món ăn mà còn biểu tượng đặc biệt cho nghề bếp. Có nhiều loại nón khác nhau, nguồn gốc chiếc mũ bếp nổi bật nhất là câu chuyện những người phục vụ bữa ăn cho Vua Henry VIII – Vương Quốc Anh, từ đó ngài muốn giữ vệ sinh cho món ăn buộc những đầu bếp phải đội nón

Trong đó, Mũ Toque được Marie Antoine Careme sáng tạo ra những năm 1800 được sử dụng phổ biến đến nay. Số lượng nếp gấp trên nón đại diện cho số lượng công thức mà người đầu bếp đã sáng tạo ra, chiều dài mũ càng cao chứng tỏ chức vụ càng cao, kinh nghiệm dày dặn vững nghề.

Có 5 loại nón bếp đặc trưng:
BERET: hình trụ ngắn, vành tròn
SKULL: cáp hình trụ đơn thuần
TOQUE: mũ xếp nếp hình ống trụ màu trắng
FLARED TOQUE: vành nón vừa đầu, phần trên phồng
CHEF WRAP: loại khăn rằn được cột khéo bọc đầu

Cac Loai Mu

Các loại nón (mũ) trong bếp

Áo đầu bếp

Áo bếp truyền thống thường màu trắng, dài tay, được cấu tạo bằng 2 lớp vải cotton để bảo vệ người đầu bếp khỏi khói, lửa, dầu nóng….trong lúc chế biến món ăn.
Vạt áo trong đồng phục có 2 hàng nút và có thể thay đổi qua lại giữ áo luôn sạch sẽ, đảm bảo tác phong chuyên nghiệp.
Hiện nay, một số nhà hàng sử dụng áo màu đen, có thể ngắn tay tùy vào chủ đầu tư, nhưng vẫn giữ nét riêng áo bếp chuyên nghiệp

Cac Loai Ao

Các loại áo đầu bếp

Khăn đầu bếp

Khăn quàng cổ của đầu bếp thường làm bằng vải mềm, công dụng chính là thẩm thấu mồ hôi, dùng cấp cứu khi cần thiết và đảm bảo thân nhiệt khi bước vào kho đông trữ thực phẩm.
Khăn còn thể hiện tính chuyên nghiệp và cấp độ thông qua màu sắc khăn

Cac Loai Khan

Các loại khăn đầu bếp

Tạp dề bếp

Tạp dề bếp là một món không thể thiếu trong bộ đồng phục bếp. thể hiện sự sạch sẽ cũng như bảo vệ bếp không bị dính quần áo khi chế biến. bên cạnh đó cũng có công dụng đựng đồ như sổ tay công thức, bút, ….

Cac Loai Tap De

Các loại tạp dề

 

Giày/dép bếp

Giày/ dép bếp thường thiết kế vân sâu, đường vân chi tiết đáy giày càng nhiều thì độ bám càng cao, nhẹ và tránh phỏng nên được bao bọc toàn bàn chân

Cac Loai Giay

Giày dép bếp

ĐẦU BẾP CHUYÊN NGHIỆP sẽ có những yêu cầu nhất cơ bản nhất thiết phải có:

  • Kiểm soát được nhiệt độ: Khi áp dụng các kỹ thuật chế biến, người đầu bếp phải nắm vững cách kiểm soát nhiệt độ. Vì thế, đầu bếp phải nắm vững những nguyên tắc điều chỉnh và cân bằng giữa nhiệt độ phòng, nhiệt độ nấu và nhiệt độ món ăn lúc hoàn thành sao cho làm ra được những món ăn ngon nhất.
  • giữ dao sắc bén: Dao cũng tựa như cánh tay phải đắc lực của người đầu bếp. Trong khu vực sơ chế thức ăn của các nhà hàng, khách sạn, bộ dao luôn được chuẩn bị và bảo quản rất kĩ càng. Tuy nhiên, người đầu bếp cần phải đảm bảo ít nhất những nguyên tắc sau: Mỗi loại nguyên liệu sử dụng những loại dao khác nhau, cẩn trọng khi thực hiện mài dao, chọn thớt phù hợp với mỗi loại dao mà bạn có ý định sử dụng, sau khi sử dụng, bảo quản dao bằng cách cắm vào giá gỗ, thanh nam châm hoặc bọc dao…
  • Đảm bảo nơi làm việc luôn sạch sẽ: Trước khi nấu nướng, đầu bếp luôn sắp xếp các nguyên liệu, công – dụng cụ một cách gọn gàng và dễ quan sát.Trong suốt quá trình thực hiện món ăn, những nguyên liệu dư thừa luôn được dọn dẹp thật gọn gàng. Một không gian gọn gàng, sạch sẽ giúp người đầu bếp thoải mái đầu óc và có điều kiện tốt nhất để thực hiện món ăn của mình.
  • không ngừng nâng cao kiến thức: Có nhiều cách để tìm hiểu về nền ẩm thực trong nước và thế giới như: thông qua sách vở, thông tin từ truyền thông, những buổi tọa đàm, hội thảo dành cho đầu bếp hoặc các cuộc thi nấu ăn… Đây đều là những nguồn tài liệu giúp người đầu bếp tích lũy thêm kiến thức chuyên môn cho mình

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *